TRUYỆN TRANH LỊCH SỬ VIỆT NAM : LÝ THƯỜNG KIỆT NĂM HỌC: 2023-2024

Kính thưa quý thầy cô giáo, các em học sinh thân mến!

Để hướng tới chào mừng kỉ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930-3/2/2024. Hôm nay thầy sẽ giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng các em học sinh cuốn sách‘‘ Bộ truyện tranh lịch sử Việt Nam‘‘  Lý Thường Kiệt’’ biên kịch: Bùi Linh do nhà xuất bản Hà Nội . Năm 2020 sách dài 30 trang kích thước khổ giấy 21 cm  mà cô muốn gửi đến quý thầy cô giáo và các em học sinh trong buổi giới thiệu sách ngày hôm nay.

Lịch sử nước ta có rất nhiều võ công hiển hách: phá Tống, bình Nguyên, thắng Minh, đuổi Thanh; đến thời hiện đại là hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp, Mỹ thắng lợi... Trong các võ công ấy, chiến tích của Lý Thường Kiệt có một vị trí đặc biệt, tác giả trường cay này đã nêu rõ:

                                                     Võ công ấy các triều đại cũ

                                                     Mấy ngàn năm đã có khi naò ?

          Ấy là việc cầm quân đánh vào sào huyệt bọn xâm lược ngay khi chúng chiêu binh mãi mã nhằm kéo sang xâm lấn nước ta.

Chiến thắng quân địch (1075 – 1076) ngay trên đất địch (Khâm Châu, Ung Châu, Liêm Châu), quả ít có trong lịch sử. Lý Thường Kiệt trong suốc cuộc đời chinh chiến của mình đã chinh Nam, phạt Bắc, đánh giặc ngoài, dẹp thù trong xuất sắc – đời ông, tiêu sử ông là những trang huyền thoại hào hùng.

Nhiều nhà sử học đã có công trình nghiên cứu về ông. Lần này tác giả Phạm Vũ Toản, dựa trên các cứ liệu lịch sử, đã xây dựng thành một hình tượng thơ.

Tác phẩm thơ kể chuyện này có 828 câu, viết theo thể song thất lục bát, là thể thơ người xưa đã dùng để dịch Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm), để viết Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều)... ưu thế kể chuyện của thể thơ này đã được tác giả Phạm Vũ Toản vận dụng sáng tạo trong diễn đạt các sự kiện lịch sử. Đọc thơ mà chúng ta nắm rõ được các chi tiết lịch sử như đọc sử. Lại hơn đọc sử vì biết được việc lại hiểu được tình cảm.

          Ông Phạm Vũ Toản đã có một sự tinh giản sáng tạo, bỏ thô lấy tinh. Các việc thật trọng của sử đều được ông giữ lại và phát triển làm cốt cho diễn ca. Cho nên ông vừa kể chuyện lại vừa bình luận và bộc lộ cảm xúc. Đang kể không khí chuẩn bị kháng chiến khẩn trương của                                                    Lý Thường Kiệt, ông hạ bút:

                                                Vui tôi trăm họ một lòng

                                                 Non sông gấm vóc ra công giữ gìn

          Bốn chữ Non sông gấm vóc bỗng nhiên dào dạt lòng người. Thơ tả trận mạc dễ rối và vụn. Ông Phạm Vũ Toản biết tập trung và xây dựng biểu tượng, tạo câu thơ đẹp:

                                                  Thủy quân nhằm nẻo Bạch Đằng

                                                   Ngựa tung bụi cuốn, thuyền băng sông dồi

          Cao đẹp vì tình cảm, tác giả không giấy sự yêu mến, khâm phục lòng mình với vị tướng già sống cách ta ngót một nghìn năm:

                                                        Tám sáu tuổi tinh anh quắc thước

                                                         Vị lão thần dũng lược tài ba

                                                         Với lòng yêu nước thiết tha

                                                          Vẫn đương trọng trách xông pha trận tiền.

           Nhờ ông mà bạn đọc biết rõ hơn, yêu kính thêm vị tướng tài triều Lý. Qua đó càng thêm tự hào dân tộc, tự tin vào tương lai đất nước. Đó là việc làm rất có ích. Rất có ích. Thơ ông lại dễ đọc, dễ nhớ, sức phổ cập lịch sử do vậy được lan rộng.


Phần mềm dành cho TV huyện và trường học1. Truyện tranh lịch sử Việt Nam lý thường kiệt/ tạ kim long, kim đồng.- H.: Dân Trí, 2000.- 31tr.: tranh màu; 29cm.
     ISBN: 9786048838577
     Chỉ số phân loại: 959.701 TKLK.TT 2000
     Số ĐKCB: TN.00081, TN.00080, TN.00079, TN.00078, TN.00077,

Bài giới thiệu sách đến đây đã hết. Cảm ơn quý thầy cô giáo và các em học sinh đã chú ý lắng nghe .Hẹn gặp lại quý thầy cô và các em trong bài giới thiệu sách lần sau! Chúc quý thầy cô và các em có một tuần dạy tốt và học tốt./.

                                                                   

                                                                Nhơn Lý ,ngày 19 tháng 02 năm 2024

   Phó Hiệu trưởng                                                             Người thực hiện

 

 

 

Nguyễn Thiện Vương                                                        Võ Ngọc Bảy